Xin cấp giấy phép kinh doanh vận tải bằng ô tô

giay-phep-kinh-doanh-van-tai.jpg

Dịch vụ vận tải nói chung và dịch vụ kinh doanh vận tải bằng oto nói riêng, đang là ngành rất phát triển. Nó không chỉ giúp đem lại lợi nhuận cho chủ doanh nghiệp mà còn góp phần quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế, văn hóa, giáo dục,…

Ngành nghề kinh doanh vận tải bằng ô tô là một trong số những ngành nghề có điều kiện, để được hoạt động kinh doanh doanh nghiệp phải xin giấy phép theo đúng quy định của pháp luật.

Vậy để xin cấp giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ôtô doanh nghiệp cần đáp ứng các điều kiện cơ bản như thế nào? Thủ tục xin giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô ra sao? Hồ sơ xin giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô gồm những gì?

Những đơn vị phải xin giấy phép kinh doanh vận tải bằng ô tô

Căn cứ theo Nghị định 86/2014/NĐ-CP về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ôtô:

  • 1. Đơn vị kinh doanh vận tải hành khách, đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa phải có Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô (sau đây gọi chung là Giấy phép kinh doanh).
  • 2. Đối với những loại hình kinh doanh vận tải chưa được cấp Giấy phép kinh doanh trước khi Nghị định này có hiệu lực thì việc cấp Giấy phép kinh doanh được thực hiện theo lộ trình sau đây:
  • a) Trước ngày 01 tháng 7 năm 2015 đối với xe đầu kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc kinh doanh vận tải (trừ xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa bằng công – ten – nơ);
  • b) Trước ngày 01 tháng 01 năm 2016 đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa có trọng tải thiết kế từ 10 tấn trở lên;
  • c) Trước ngày 01 tháng 7 năm 2016 đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa có trọng tải thiết kế từ 07 tấn đến dưới 10 tấn;
  • d) Trước ngày 01 tháng 01 năm 2017 đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa có trọng tải thiết kế từ 3,5 tấn đến dưới 07 tấn;
  • đ) Trước ngày 01 tháng 7 năm 2018 đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa có trọng tải thiết kế dưới 3,5 tấn.

Mức phạt khi kinh doanh vận tải mà không có giấy phép

Khoản 5 Điều 28 Nghị định 46/2016/NĐ-CP có quy định:

  • Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu cá nhân kinh doanh vận tải, dịch vụ hỗ trợ vận tải bằng xe ô tô nhưng không có Giấy phép kinh doanh vận tải theo quy định;
  • Phạt tiền từ 14.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu tổ chức kinh doanh vận tải, dịch vụ hỗ trợ vận tải bằng xe ô tô nhưng không có Giấy phép kinh doanh vận tải theo quy định.

Những loại xe phải xin phù hiệu khi tham gia giao thông

Đối với những loại xe chưa được gắn phù hiệu trước khi Nghị định này có hiệu lực thì việc gắn phù hiệu được thực hiện theo lộ trình sau đây:

  • a) Trước ngày 01 tháng 7 năm 2015 đối với xe buýt, xe đầu kéo kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc kinh doanh vận tải;
  • b) Trước ngày 01 tháng 01 năm 2016 đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa có trọng tải thiết kế từ 10 tấn trở lên;
  • c) Trước ngày 01 tháng 7 năm 2016 đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa có trọng tải thiết kế từ 07 tấn đến dưới 10 tấn;
  • d) Trước ngày 01 tháng 01 năm 2017 đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa có trọng tải thiết kế từ 3,5 tấn đến dưới 07 tấn;
  • đ) Trước ngày 01 tháng 7 năm 2018 đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa có trọng tải thiết kế dưới 3,5 tấn.
Mức phạt đối với xe ô tô khi tham gia giao thông mà không có phù hiệu
  • Nghị định 46/2016/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/08/2016 quy định:
  • Người điều khiển xe vận tải hành khách tham gia giao thông nhưng không có hoặc có mà không dán phù hiệu (biển hiệu) theo quy định hoặc có treo nhưng đã hết giá trị sử dụng hoặc sử dụng phù hiệu (biển hiệu) không hợp lệ thì bị phạt tiền từ 3.000.000 vnđ đến 5.000.000 vnđ
  • Người điều khiển xe ô tô tải, xe máy kéo và các loại xe tương tự khác như xe ô tô vận chuyển hàng hóa thuộc trường hợp phải có phù hiệu khi tham gia giao thông mà không có hoặc có nhưng không gắn phù hiệu theo quy định. Hay có dán phù hiệu nhưng đã hết thời hạn sử dụng hoặc sử dụng phù hiệu không hợp lệ thì bị phạt tiền từ 3.000.000 vnđ đến 5.000.000 vnđ